Quản lý văn hoá

Ngành Quản lý văn hoá trình độ cao đẳng được xây dựng nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về quản lý văn hoá để tổ chức, điều phối các hoạt động văn hoá nghệ thuật trong khu vực Nhà nước và ngoài Nhà nước, đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển văn hoá xã hội.

  1. Kiến thức

– Vận dụng được các kiến thức về lý luận chính trị.

– Áp dụng được các kiến thức về khoa học xã hội và nhân văn.

– Áp dụng được các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về quản lý, tổ chức, điều phối các hoạt động văn hóa nghệ thuật.

  1. Kỹ năng

– Có khả năng áp dụng được các văn bản pháp luật của Nhà nước về quản lý văn hóa.

– Có khả năng vận dụng các kỹ năng về quản lý các thiết chế văn hoá, quản lý di sản văn hoá, quản lý nghệ thuật, quản lý các câu lạc bộ – đội – đội nhóm…

– Có khả năng vận dụng các kỹ năng về marketing, quan hệ công chúng, gây quỹ và tìm tài trợ cho hoạt động và các sản phẩm văn hoá nghệ thuật.

– Có khả năng vận dụng các kỹ năng về múa, thanh nhạc, biên tập, kỹ thuật dàn dựng, kỹ thuật biểu diễn, kỹ thuật âm thanh ánh sáng, thiết kế, quay phim chụp ảnh… để dàn dựng và tổ chức chương trình sự kiện về văn hoá – xã hội, nghệ thuật, thông tin cổ động.

– Có khả năng biên tập tin và soạn thảo một số loại văn bản có liên quan đến công tác quản lý văn hóa.

– Có khả năng sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn.

– Có khả năng sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn.

  1. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

– Có lập trường tư tưởng vững vàng, chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật; có ý thức trách nhiệm công dân, yêu quê hương, đất nước, đạo đức tốt, lối sống lành mạnh.

– Yêu nghề, say mê với các hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, có ý thức giữ gìn, bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, di sản văn hóa, tinh hoa văn hóa Việt Nam và nhân loại trong hoạt động quản lí văn hóa; có ý thức tìm tòi, phổ biến các giá trị văn hóa, nghệ thuật trong cộng đồng.

– Có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có đạo đức nghề nghiệp; phong cách làm việc khoa học, năng động, sáng tạo, khiêm tốn, cầu tiến trong học tập và trong công việc.

  1. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

* Vị trí việc làm

– Nhân viên quản lý hoạt động văn hóa nghệ thuật tại các cơ quan, đơn vị văn hóa Nhà nước, các đoàn thể, doanh nghiệp…;

– Nhân viên tổ chức sự kiện, tổ chức các hoạt động phong trào văn hoá nghệ thuật tại các cơ quan – đoàn thể, công ty sự kiện…

* Nơi công tác

– Làm việc tại các cơ quan quản lý văn hóa địa phương: phòng văn hoá thông tin, trung tâm văn hóa, nhà văn hóa, các ban quản lý di tích, bảo tàng…

– Làm việc trong các đơn vị tổ chức sự kiện, truyền thông, du lịch hoặc đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật và quan hệ công chúng của các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

– Làm việc ở các cơ quan có chức năng nghiên cứu, xây dựng chính sách văn hóa và quản lí hoạt động văn hóa nghệ thuật; các dự án phát triển kinh tế – xã hội, phát triển cộng đồng.

Tên ngành, nghề: Quản lý văn hoá (Cultural Management)

Mã ngành, nghề: 6220301

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

Thời gian đào tạo: 2.5 năm (05 học kỳ)

 Nội dung chương trình:

Mã MH/MĐTên môn học/mô đunSố tín chỉ
ICác môn học chung
MH1Giáo dục chính trị
MH2Pháp luật
MH3Giáo dục thể chất
MH4Giáo dục Quốc phòng và An ninh
MH5Tin học
MH6Tiếng Anh
IICác môn học, mô đun chuyên môn
II.1Môn học, mô đun cơ sở
MH7Cơ sở văn hoá Việt Nam
MH8Nghệ thuật học đại cương
MH9Khoa học quản lý và quản lý văn hoá
MH10Tín ngưỡng, tôn giáo và văn hóa dân gian Việt Nam
MH11Văn hóa gia đình
MH12Xã hội học văn hoá
MH13Văn hóa các dân tộc Việt Nam
MH14Tâm lý học quản lý văn hoá
MH15Kinh tế học văn hoá
II.2Môn học, mô đun chuyên môn
MH16Quản lý Nhà nước về văn hoá
MH17Quản lý các thiết chế văn hoá
MH18Quy trình quản lý các hoạt động nghệ thuật
MH19Quản lý di sản văn hoá
MH20Tổ chức và quản lý hoạt động Câu lạc bộ – Đội – Nhóm
MH21Marketing văn hoá nghệ thuật
MH22Quan hệ công chúng
MH23Gây quỹ và tìm tài trợ
MH24Tổ chức và quản lý lễ hội – sự kiện
MĐ25Chất liệu và phương pháp dàn dựng múa
MĐ26Biên kịch
MĐ27Kỹ thuật biểu diễn
MĐ28Kỹ thuật dàn dựng
MĐ29Biên tập và dàn dựng chương trình nghệ thuật tổng hợp
MĐ30Biên tập và dàn dựng chương trình tuyên truyền lưu động
MĐ31Thiết kế cổ động trực quan
MĐ32Thanh nhạc
MĐ33Kỹ thuật âm thanh, ánh sáng
MĐ34Thực tập nghề nghiệp
II.3Môn học, mô đun bổ trợ
MH35Soạn thảo văn bản hành chính
MĐ36Nhiếp ảnh và quay phim cơ bản
MH37Biên tập tin
MH38Truyền thông đại chúng
Tổng cộng