Đạo diễn sân khấu

Ngành Đạo diễn Sân khấu là một chương trình học trong lĩnh vực nghệ thuật sân khấu. Chương trình nhằm đào tạo và phát triển những kỹ năng và kiến thức cần thiết để trở thành một Đạo diễn Sân khấu chuyên nghiệp. Có kỹ năng về nghệ thuật đạo diễn, có khả năng độc lập sáng tạo, tư duy khoa học và dàn dựng tác phẩm sân khấu thuộc các loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống và hiện đại. Người làm đạo diễn sẽ đảm nhận trách nhiệm từ giai đoạn khởi đầu kịch bản, tạo dàn cảnh, âm thanh, ánh sáng và các yếu tố kỹ thuật khác, nắm vững các trào lưu, phong cách, và những người tiên phong trong lĩnh vực sân khấu. Sinh viên được đào tạo để hiểu và hướng dẫn diễn viên, cùng với việc nắm bắt các phương pháp và kỹ thuật diễn xuất cơ bản, cách thiết kế và xây dựng cảnh trí, bố trí ánh sáng, âm thanh, và các yếu tố hình ảnh khác trên sân khấu để tạo ra không gian và hiệu ứng phù hợp với nội dung và tác phẩm.

  1. Kiến thức:

– Hiểu biết về văn hoá nghệ thuật để đáp ứng yêu cầu tiếp thu kiến thức ở trình độ cao hơn; rèn luyện khả năng nghiên cứu, giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn và nhận thức được ảnh hưởng của hoạt động nghề nghiệp đối với xã hội.

– Những kiến thức cơ bản về nghệ thuật sân khấu: Sân khấu học đại cương; Lịch sử sân khấu Việt Nam và thế giới; Phương pháp sân khấu truyền thống; Lý luận kịch. Thiết kế mỹ thuật sân khấu; Hoá trang; Hình thể; Tiếng nói sân khấu; Ánh sáng sân khấu.

– Những kiến thức cơ bản về những ngành nghệ thuật bổ trợ cho nghệ thuật sân khấu: Biên kịch; Phân tích tác phẩm văn học (kịch); Phân tích tác phẩm âm nhạc; Lịch sử tạo hình Việt Nam và thế giới.

– Nắm vững những đặc điểm trong văn hoá truyền thống của dân tộc; sự hình thành và phát triển của nghệ thuật sân khấu Việt Nam và thế giới.

– Những hiểu biết cơ bản về chức năng, nhiệm vụ của các thành phần tham gia vào quá trình sáng tạo các tác phẩm sân khấu; những hiểu biết về công việc người đạo diễn, diễn viên, họa sĩ thiết kế mỹ thuật, họa sĩ hóa trang, họa sĩ phục trang, nhạc sĩ, âm thanh, ánh sáng… trong quá trình sáng tạo tác phẩm sân khấu. Nắm vững hệ thống, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các nhà hát, đoàn nghệ thuật.

  1. Kỹ năng:

– Nắm vững những kiến thức cơ bản về nghệ thuật sân khấu; các phương pháp sáng tác, quy trình thực hiện và vai trò, chức năng của người đạo diễn; các kỹ năng tổ chức, nghệ thuật dàn dựng của đạo diễn sân khấu.

– Năng lực thực hành nghề nghiệp: Có tư duy hình tượng, trí tưởng tượng, sáng tạo phong phú, sáng tạo những cách thể hiện mới trong quá trình dàn dựng tác phẩm sân khấu. Nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc chuyên nghiệp; có khả năng chịu được áp lực công việc cao.

– Có phương pháp và khả năng thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh vực đạo diễn sân khấu, quản lý nhà hát…

– Có khả năng tư duy, tìm kiếm, tổng hợp các sự kiện trong xã hội, các thông tin liên quan đến ngành; phân tích và xử lý thông tin để thực hiện các nhiệm vụ chuyên ngành.

– Có những kỹ năng cơ bản về lập báo cáo bằng các phương tiện khác nhau; thuyết trình, giải thích và thuyết phục người khác về những nội dung, giải pháp để thực hiện các ý tưởng trong lĩnh vực chuyên ngành.

– Biết cách tổ chức, quản lý, phối hợp, tôn trọng và lắng nghe các thành viên khác trong nhóm thực hiện chương trình; biết cách sắp xếp thời gian làm việc khoa học để đạt được hiệu quả cao nhất.

– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định;

– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn.

  1. Mức độ tự chủ và trách nhiệm:

– Có ý thức tự học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức kỷ luật, trách nhiệm và phương pháp làm việc khoa học;

– Hoạt động độc lập, tiếp thu và học hỏi có chọn lọc, sáng tạo trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật;

– Làm việc độc lập và làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

– Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm làm việc;

– Đánh giá chất lượng công việc và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;

– Giao tiếp lịch sự, văn minh thanh lịch với công chúng khán giả, đồng nghiệp và nhà tuyển dụng lao động.

  1.  Khả năng học tập, nâng cao trình độ

Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

  1. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

– Đạo diễn sân khấu;

– Tham gia các dự án thuộc lĩnh vực sân khấu, điện ảnh, truyền hình, truyền thông;

– Diễn viên lồng tiếng;

– Người dẫn chương trình (MC).

Tên ngành, nghề: Đạo diễn sân khấu (Stage director)

Mã ngành, nghề: 6210234

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

Thời gian đào tạo: 03 năm (06 học kỳ)

  1. Nội dung chương trình:
Mã MH/

Tên môn học/mô đunSố

 tín chỉ

ICác môn học chung
MH1Giáo dục chính trị
MH2Pháp luật
MH3Giáo dục thể chất
MH4Giáo dục Quốc phòng và An ninh
MH5Tin học
MH6Tiếng Anh
IICác môn học, mô đun chuyên môn
II.1Môn học, mô đun cơ sở
MH7Cơ sở văn hóa Việt Nam
MH8Tâm lý học đại cương
MH9Biên kịch
MH10Lịch sử sân khấu Việt Nam và thế giới
MH11Phân tích tác phẩm sân khấu
MĐ12Nghệ thuật nói trên sân khấu
MĐ12.1Kỹ thuật sửa phát âm và luyện âm
MĐ12.2Kỹ thuật nói diễn cảm
MĐ13Hình thể
MĐ13.1Hình thể cơ bản
MĐ13.2Hình thể cổ điển
MĐ14Kịch câm
MĐ15Hóa trang
MH16Quản lý khủng hoảng thương hiệu cá nhân
MĐ17Thiết kế ánh sáng
MH18Âm nhạc sân khấu
MĐ19Mỹ thuật sân khấu
MH20Lịch sử phục trang
MĐ21Biên tập và dàn dựng chương trình nghệ thuật tổng hợp
MĐ22Biên tập và dàn dựng chương trình tuyên truyền lưu động
MH23Sân khấu truyền hình
II.2Môn học, mô đun chuyên môn
MĐ24Bài tập ứng dụng các đơn nguyên
MĐ25Tiểu phẩm tổng hợp
MĐ26Biến đoạn – Chuyển thể
MĐ27Kịch nước ngoài, Cổ điển
MĐ28Trích đoạn kịch dài
MĐ29Kịch dài
MĐ30Hướng dẫn bài thi thực hành nghề nghiệp