Khoa học thư viện
Đào tạo Thư viện viên có kiến thức, kỹ năng và ý thức đạo đức trong nghề nghiệp. Nội dung chương trình đào tạo ngoài kiến thức chung, kiến thức cơ sở và chuyên môn, còn đào tạo chuyên sâu việc thu thập, xử lý, bảo quản tài liệu, cung cấp thông tin và dịch vụ đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu, công tác, giải trí của người sử dụng.
- Kiến thức
– Phân tích được phương pháp xây dựng chính sách, kế hoạch bổ sung vốn tài liệu; nhu cầu bổ sung vốn tài liệu của thư viện; quy trình, thủ tục tiếp nhận, đăng ký, bàn giao tài liệu; kiểm kê vốn tài liệu, thanh lọc tài liệu;
– Giải thích được quy tắc, quy chuẩn của nghiệp vụ xử lý kĩ thuật, hình thức và nội dung tài liệu (định chủ đề, định từ khóa tài liệu; tóm tắt, chú giải tài liệu; hiệu đính biểu ghi và chỉnh lý mục lục);
– Phân tích được quy trình, phương pháp biên soạn ấn phẩm thông tin thư viện truyền thống và điện tử;
– Phân tích được phương pháp, nội dung xây dựng công cụ tra cứu mục lục truyền thống và hiện đại; tổ chức kho tài liệu tra cứu; bảo trì các công cụ tra cứu; quản lý hệ thống tra cứu và tìm tin;
– Phân tích được hình thức, phương pháp tổ chức tài liệu trong thư viện;
– Giải thích được các biện pháp, quy trình bảo quản tài liệu trong thư viện; tu bổ phục chế tài liệu; phương pháp, nội dung xây dựng kế hoạch bảo quản tài liệu;
– Trình bày được những kiến thức cơ bản về phương pháp về xây dựng và phát triển các sản phẩm và dịch vụ trong hoạt động thư viện; các phương thức quảng bá và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của thư viện đối với bạn đọc;
– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng, an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
- Kỹ năng
– Xây dựng được chính sách, kế hoạch bổ sung tài liệu; Lập được danh mục tài liệu bổ sung; Thực hiện được quy trình, thủ tục tiếp nhận, đăng ký, bàn giao tài liệu; kiểm kê vốn tài liệu, thanh lọc tài liệu;
– Thực hiện được việc xử lý hình thức và nội dung tài liệu (định chủ đề, định từ khóa tài liệu; tóm tắt, chú giải tài liệu; hiệu đính biểu ghi và chỉnh lý mục lục) theo các quy tắc, quy chuẩn của nghiệp vụ thư viện;
– Biên soạn được ấn phẩm thông tin thư viện đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức, phù hợp với nhu cầu tiếp cận tài liệu của người dùng tin;
– Xây dựng được các công cụ tra cứu truyền thống và hiện đại; các chỉ dẫn, hướng dẫn sử dụng, khai thác các công cụ tra cứu; bảo trì được các công cụ tra cứu truyền thống và hiện đại; quản lý được hệ thống tra cứu và tìm tin;
– Tổ chức được kho tài liệu; thực hiện được các hình thức bảo quản tài liệu theo quy trình, nguyên tắc, tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật và phù hợp với từng loại hình tài liệu; xây dựng được kế hoạch bảo quản tài liệu;
– Xây dựng và phát triển được các sản phẩm và dịch vụ trong hoạt động thư viện; thực hiện được các phương thức quảng bá và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của thư viện đối với bạn đọc;
– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, ứng dụng được công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản; đạt bậc 2/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; khai thác, ứng dụng được ngoại ngữ trong công việc chuyên môn của ngành, nghề.
- Mức độ tự chủ và trách nhiệm
– Hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc; trung thực, có tính kỷ luật cao; sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao;
– Thực hiện đúng quy định của pháp luật về thư viện; quy tắc, quy trình của nghiệp vụ thư viện;
– Làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi.
- Khả năng học tập, nâng cao trình độ
Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
- Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
– Xây dựng vốn tài liệu;
– Xử lý tài liệu;
– Biên soạn ấn phẩm thông tin thư viện;
– Tổ chức tra cứu và tìm tin;
– Tổ chức và bảo quản tài liệu;
– Tổ chức dịch vụ thư viện;
– Truyền thông của thư viện.
Tên ngành, nghề: Khoa học thư viện (Library Science)
Mã ngành, nghề: 6320206
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
Thời gian đào tạo: 2.5 năm (05 học kỳ)
- Nội dung chương trình:
Mã MH/MĐ | Tên môn học/mô đun | Số tín chỉ | |
I | Các môn học chung | ||
MH1 | Giáo dục chính trị | ||
MH2 | Pháp luật | ||
MH3 | Giáo dục thể chất | ||
MH4 | Giáo dục Quốc phòng và An ninh | ||
MH5 | Tin học | ||
MH6 | Tiếng Anh | ||
II | Các môn học, mô đun chuyên môn | ||
II.1 | Môn học, mô đun cơ sở | ||
MH7 | Thư viện học đại cương | ||
MH8 | Thông tin học đại cương | ||
MH9 | Thư mục học đại cương | ||
MH10 | Pháp chế thư viện và quyền sở hữu trí tuệ | ||
II.2 | Môn học, mô đun chuyên môn | ||
MĐ11 | Phát triển nguồn lực thông tin | ||
MĐ12 | Xử lý tài liệu | ||
MH13 | Lưu trữ và tra cứu thông tin | ||
MH14 | Tổ chức hoạt động thông tin thư mục | ||
MĐ15 | Công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện | ||
MH16 | Phục vụ người đọc/ người dùng tin | ||
II.3 | Nhóm môn học, mô đun chuyên môn tự chọn | ||
Chọn 1 trong 2 chuyên ngành sau: | |||
II.3.1 | Chuyên ngành Thư viện Trường học | ||
MH17 | Tâm lý người đọc lứa tuổi học sinh | ||
MH18 | Thư mục chuyên đề cho thư viện trường học | ||
MH19 | Quản lý và tổ chức hoạt động thư viện trường học | ||
MH20 | Công tác thiết bị dạy học ở trường phổ thông | ||
MH21 | Lưu trữ và quản trị văn phòng | ||
MH22 | Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện trường học | ||
MH23 | Anh văn chuyên ngành | ||
MH24 | Thực tập nghề nghiệp | ||
II.3.2 | Chuyên ngành Thư viện công cộng | ||
MH17 | Thư mục chuyên đề cho thư viện công cộng | ||
MH18 | Công tác địa chí | ||
MH19 | Thư viện dành cho người khiếm thị | ||
MH20 | Quản lý và tổ chức hoạt động thư viện công cộng | ||
MH21 | Trụ sở, trang thiết bị thư viện thông tin | ||
MH22 | Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện công cộng | ||
MH23 | Anh văn chuyên ngành | ||
MH24 | Thực tập nghề nghiệp | ||