Diễn viên kịch điện ảnh
[tabgroup style=”tabs”]
[tab title=”Giới thiệu chung”]
Diễn viên Kịch – Điện ảnh là nghệ sĩ thể hiện nhân vật trong các bộ phim, kịch sân khấu và các chương trình nghệ thuật tại các nhà hát kịch, hãng phim, đài truyền hình. Bằng ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ, giọng điệu, gương mặt…, họ biến những nhân vật tưởng tượng trong kịch bản thành con người thật, đầy sống động trong từng tác phẩm. Chương trình đào tạo ngành Diễn viên Kịch Điện ảnh trang bị kiến thức chuyên môn, kỹ năng toàn diện để thể hiện các nhóm tính cách nhân vật theo tình huống và yêu cầu mà mà kịch bản đề ra.Trong quá trình đào tạo, sinh viên Trường còn được tiếp cận với phương pháp thực hành về nghệ thuật biểu diễn hiện thực tâm lý, phương pháp sáng tạo thể hiện nhân vật, diễn độc lập, diễn tập thể, kỹ năng tưởng tượng và sáng tạo theo quy luật của ống kính quay phim, kỹ thuật phát âm và diễn hành động khi đối thoại.
[/tab]
[tab title=”Chuẩn đầu ra”]
- Kiến thức
– Xác định được vị trí, vai trò của diễn viên đảm nhận một hoặc một số vai diễn trong vở kịch, bộ phim điện ảnh, truyền hình; những ảnh hưởng, tác động của nghệ thuật đối với kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội;
– Nắm được kiến thức cơ bản về lịch sử sân khấu Việt Nam và thế giới, các kiến thức cơ sở ngành như âm nhạc sân khấu, phân tích tác phẩm sân khấu, hóa trang, múa (vũ đạo)…
– Phân tích được kiến thức có hệ thống và cơ bản về kỹ thuật hình thể; tiếng nói sân khấu, điện ảnh; kỹ thuật biểu diễn sân khấu, điện ảnh;
– Xác định được kiến thức, phương pháp sáng tác, quy trình thực hiện và các kỹ năng phân tích kịch bản sân khấu, điện ảnh;
– Lựa chọn được các yếu tố cơ bản liên quan đến nghệ thuật sân khấu điện ảnh như: đạo diễn, diễn viên, quay phim, họa sĩ thiết kế mỹ thuật (sân khấu, điện ảnh, truyền hình), họa sĩ hóa trang, họa sĩ phục trang, âm thanh, âm nhạc, kỹ thuật dựng phim….;
– Phân tích được chức năng, nhiệm vụ của các thành phần tham gia vào quá trình sáng tạo các tác phẩm kịch, điện ảnh, truyền hình tùy theo từng thể loại sân khấu, tác phẩm kịch/điện ảnh cụ thể;
– Nắm được phương pháp lựa chọn các loại trang thiết bị, công cụ âm thanh, hình ảnh chuyên dụng trong ngành/nghề và giải thích công dụng của chúng;
– Lựa chọn được các biện pháp đảm bảo an toàn cho dụng cụ, thiết bị và người tham gia diễn xuất;
– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
- Kỹ năng
– Ứng dụng được các kỹ thuật cơ bản và có hệ thống của ngành, nghề; thể hiện các sắc thái, tình cảm, vai diễn chính diện, phản diện trong các tác phẩm sân khấu kịch – điện ảnh;
– Tự rèn luyện kỹ năng chuyên môn về tiếng nói, kỹ thuật biểu diễn sân khấu, điện ảnh theo hệ thống, đảm bảo tính ứng dụng sáng tạo và mở rộng;
– Vận dụng được kỹ thuật chuyên ngành để luyện tập, xây dựng vai diễn thực hiện các tác phẩm sân khấu, điện ảnh, truyền hình phục vụ các hoạt động văn hóa nghệ thuật;
– Rèn luyện khả năng diễn xuất, làm chủ sân khấu theo nội dung tác phẩm kịch cổ điển, kịch dân gian, kịch thần thoại, kịch hiện đại…; bộ phim điện ảnh, truyền hình…;
– Thực hiện được kỹ thuật diễn xuất nội tâm và hình thể; giải phóng cơ thể khi diễn xuất, đóng phim;
– Diễn đạt được kỹ thuật tâm lý diễn viên, khả năng thể hiện nhân vật qua lời đối thoại, kỹ thuật hóa trang giọng nói (biến đổi giọng nói) thể hiện vai diễn trong vở kịch cổ điển, kịch dân gian, kịch thần thoại, kịch hiện đại…, bộ phim điện ảnh, truyền hình…;
– Thể hiện được năng lực diễn xuất, kỹ thuật hóa trang giọng nói, kỹ thuật hình thể trong tạo hình nhân vật và thể hiện nhân vật qua ngôn ngữ hình thể. Nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc chuyên nghiệp; có khả năng chịu được áp lực công việc cao.
– Chọn đúng, đầy đủ được các loại trang thiết bị, công cụ âm thanh chuyên dụng ngành/nghề trong quá trình sáng tạo các tác phẩm kịch, điện ảnh, truyền hình;
– Kỹ năng làm việc theo nhóm, phối hợp các bộ phận từ đạo diễn, diễn viên, họa sĩ thiết kế, đạo cụ, hóa trang…; biết cách sắp xếp thời gian làm việc khoa học để đạt được hiệu quả cao nhất.
– Tổ chức, sắp xếp được các biện pháp đảm bảo an toàn cho dụng cụ, thiết bị và người tham gia diễn xuất;
– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
- Mức độ tự chủ và trách nhiệm
– Có ý thức tự học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức kỷ luật, trách nhiệm và phương pháp làm việc khoa học;
– Hoạt động độc lập, tiếp thu và học hỏi có chọn lọc, sáng tạo trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật;
– Làm việc độc lập và làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
– Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm làm việc;
– Đánh giá chất lượng công việc và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;
– Giao tiếp lịch sự, văn minh thanh lịch với công chúng khán giả, đồng nghiệp và nhà tuyển dụng lao động.
- Khả năng học tập, nâng cao trình độ
Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
[/tab]
[tab title=”Việc làm sau tốt nghiệp”]
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
– Diễn viên kịch sân khấu;
– Diễn viên điện ảnh, truyền hình;
– Diễn viên lồng tiếng;
– Người dẫn chương trình (MC).
[/tab]
[tab title=”Chương trình đạo tạo”]
Tên ngành, nghề: Diễn viên kịch – điện ảnh (Drama – Cinema Actor)
Mã ngành, nghề: 6210211
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
Thời gian đào tạo: 03 năm (06 học kỳ)
Nội dung chương trình:
Mã MH/ MĐ | Tên môn học/mô đun | Số tín chỉ | ||
I | Các môn học chung | |||
MH1 | Giáo dục chính trị | |||
MH2 | Pháp luật | |||
MH3 | Giáo dục thể chất | |||
MH4 | Giáo dục Quốc phòng và An ninh | |||
MH5 | Tin học | |||
MH6 | Tiếng Anh | |||
II | Các môn học, mô đun chuyên môn | |||
II.1 | Môn học, mô đun cơ sở | |||
MH7 | Cơ sở văn hóa Việt Nam | |||
MH8 | Sân khấu học đại cương | |||
MH9 | Tâm lý học đại cương | |||
MH10 | Lịch sử sân khấu Việt Nam và thế giới | |||
MH11 | Phân tích tác phẩm sân khấu | |||
MĐ12 | Nghệ thuật nói trên sân khấu | |||
MĐ12.1 | Kỹ thuật phát âm và luyện âm | |||
MĐ12.2 | Kỹ thuật nói diễn cảm | |||
MĐ12.3 | Kỹ thuật thể hiện tiếng nói nhân vật | |||
MĐ13 | Hình thể | |||
MĐ13.1 | Hình thể cơ bản | |||
MĐ13.2 | Hình thể cổ điển | |||
MĐ14 | Kịch câm | |||
MĐ15 | Múa | |||
MĐ16 | Hóa trang | |||
MĐ16.1 | Hoá trang sân khấu | |||
MĐ16.2 | Hoá trang hiệu ứng đặc biệt | |||
MĐ17 | Điện ảnh đại cương và diễn xuất trước ống kính | |||
MĐ17.1 | Điện ảnh đại cương | |||
MĐ17.2 | Diễn xuất trước ống kính | |||
MH18 | Quản lý khủng hoảng thương hiệu cá nhân | |||
MĐ19 | Thanh nhạc | |||
II.2 | Môn học, mô đun chuyên môn | |||
MĐ20 | Bài tập ứng dụng các đơn nguyên | |||
MĐ21 | Tiểu phẩm tổng hợp | |||
MĐ22 | Kịch ngắn | |||
MĐ23 | Kịch nước ngoài – Cổ điển | |||
MĐ24 | Trích đoạn kịch dài | |||
MĐ25 | Kịch dài | |||
MĐ26 | Hướng dẫn bài thi thực hành nghề nghiệp | |||
[/tab]
[tab title=”Học phí”]
[/tab]
[/tabgroup]