Quản lý văn hoá

Đào tạo cử nhân cao đẳng có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về quản lý văn hóa để có năng lực tổ chức, điều hành các hoạt động văn hóa nghệ thuật trong khu vực nhà nước và ngoài nhà nước, đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển văn hóa xã hội.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Quản lý văn hóa phải đạt được những yêu cầu sau:

– Có lập trường tư tưởng vững vàng, tư cách đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, yêu nghề, say mê công việc, nắm vững đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

Nắm vững kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, luật, quy chế, quy định, nghiệp vụ về tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động văn hóa nghệ thuật.

– Có kỹ năng lập kế hoạch, chỉ đạo và giám sát việc thực hiện các hoạt động văn hoá ở các nhà văn hoá, trung tâm văn hóa và trong cộng đồng.

– Có kỹ năng tổ chức, quản lý và điều hành các hoạt động văn hoá nghệ thuật tại các cơ quan và địa phương.

Thể hiện tác phong công nghiệp trong công việc, tận tụy, vui vẻ, tự tin, hoạt bát, ứng xử tốt.

Kiến thức cơ bản:
– Nắm vững kiến thức giáo dục đại cương về chính trị, pháp luật, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng trong các lĩnh vực: giáo dục, văn hóa – nghệ thuật, quốc phòng – an ninh, khoa học – xã hội,…

– Nhận biết mối quan hệ chặt chẽ giữa kiến thức giáo dục đại cương và kiến thức chuyên môn ngành nghề.
– Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và tiếng Anh trong học tập, nghiên cứu, giao tiếp và khai thác tài liệu đối với chuyên ngành được đào tạo.
– Bản lĩnh chính trị, lập trường quan điểm rõ ràng, có lòng yêu nước, có ý thức xây dựng đạo đức, lối sống và nhân cách của con người mới, tôn trọng tổ chức kỷ luật, pháp luật, biết rèn luyện thể chất, ứng xử có văn hóa,… phát triển con người một cách toàn diện.
– Vận dụng kiến thức cơ bản vào môi trường hoạt động thực tiễn của ngành nghề.

Kiến thức cơ sở:
– Giúp cho người học hiểu rõ những giá trị, đặc thù về lịch sử, văn hóa, xã hội của VN và một số nước trên thế giới, góp phần giữ gìn, xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa nghệ thuật của VN trong thời kỳ mới.
– Nắm vững kiến thức cơ bản, nền tảng về một số loại hình nghệ thuật phổ biến ở Việt Nam có liên quan đến công tác chuyên môn của ngành như: múa, âm nhạc, sân khấu, mỹ thuật.
– Nắm rõ những luật, quy định, quy chế và phương pháp, nghiệp vụ về tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động văn hóa nghệ thuật tại cơ sở.
– Nhận biết vị trí, vai trò của ngành trong phát triển, đặc thù của văn hóa Việt Nam và những vấn đề cần lưu ý trong quản lý văn hóa Việt Nam thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa.
– Có kỹ năng nhận biết chuẩn xác về nội dung, đặc điểm… cơ bản của một số loại hình nghệ thuật phổ biến ở Việt Nam.
– Có phương pháp, kỹ năng năng quản lý, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn một cách khoa học và logic; Có khả năng nắm bắt tâm lý của quần chúng nhân dân.
– Thực hiện tốt việc tự học, tự nghiên cứu và áp dụng hiệu quả những kiến thức cơ sở vào chuyên môn nghề nghiệp; Phát triển khả năng giao tiếp, làm việc độc lập, theo nhóm.
– Nhận xét, đánh giá đúng, sai, sự phù hợp với văn hóa truyền thống, thuần phong mỹ tục của người Việt trong công tác quản lý các hoạt động văn hóa nghệ thuật; hạn chế sai sót trong quá trình tổ chức thực hiện.
– Thực hiện tốt công tác tổ chức, điều hành, quản lý các hoạt động văn hóa nghệ thuật theo quy định của Nhà nước.
Kiến thức chuyên môn, bổ trợ:
– Trang bị cho người học những kiến thức về quy trình quản lý các hoạt động văn hóa nghệ thuật tại cơ sở.
– Hiểu rõ về cách thức tổ chức, điều hành, duy trì, phát triển các hoạt động văn hóa nghệ thuật; thu hút tài trợ, phát triển văn hóa cộng đồng…
– Nắm được các chất liệu cơ bản của múa và phương pháp dàn dựng một tiết mục hoặc một chương trình múa; kiến thức và kỹ thuật về: thanh nhạc, cổ động trực quan, diễn xuất, biên kịch, dàn dựng kịch…
– Hiểu biết nhất định về thể thức trình bày văn bản; Có kiến thức phổ quát về máy ảnh; Nắm được các nguyên tắc cơ bản cho việc dự trù kinh phí các hoạt động văn hóa nghệ thuật,…
– Được thực hành các kỹ năng, vận dụng kiến thức trên giảng đường vào các hoạt động thực tế.

– Có khả năng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát, điều hành, biên tập và dàn dựng các chương trình văn hóa nghệ thuật tại cơ sở; Xử lý, giải quyết tốt các tình huống (sự cố) xảy ra trong quá trình tác nghiệp; Khai thác, thu thập, sử dụng thông tin, cứ liệu từ thực tế và trên mạng internet một cách chuẩn xác.
– Phát huy tính chủ động, sáng tạo, tích cực, khả năng thích ứng với yêu cầu thực tế nỗ lực luyện tập, trau dồi kỹ năng nghề nghiệp; Có cơ hội khám phá, phát triển năng khiếu nghệ thuật riêng.
– Có kỹ năng Quản trị văn phòng, thực hiện thành thạo soạn thảo các loại văn bản hành chính thông dụng: công văn, tờ trình, thông báo, kế hoạch; Có khả năng biên tập các loại tin: tin ngắn, tin sâu, tin tổng hợp;
Có khả năng lập dự trù kinh phí cho tất cả các hoạt động văn hóa nghệ thuật tại cơ sở.
– Có kỹ năng thực hành nghề nghiệp thuần thục. Khả năng giao tiếp, ứng xử tốt.

– Lập được kế hoạch truyền thông, xây dựng chiến lược, chiến dịch truyền thông; thực hiện tốt kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, bình luận, đánh giá sự kiện và các vấn đề văn hóa – xã hội; rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, phát triển khả năng tự học, tự nghiên cứu.
– Quản lý, điều hành hiệu quả hoạt động tại các thiết chế văn hóa, các tổ chức quản lý và hoạt động văn hóa nghệ thuật ở các cấp.
– Tạo ra các sản phẩm văn hóa nghệ thuật phù hợp với bối cảnh trong nước và quốc tế theo yêu cầu của đơn vị công tác.
– Nhận dạng, phân loại được các loại văn bản; tự soạn thảo các loại văn bản hành chính thông thường; thực hiện tốt việc lập dự toán cho các hoạt động văn hóa nghệ thuật, làm giảm thiểu sự chênh lệch quá lớn giữa dự toán với chi phí thực tế (bị thiếu hụt hoặc dư quá nhiều so với số chi thực tế).
– Vận dụng tốt những kiến thức đã học và chủ động tham gia thực hiện nhiệm vụ được phân công tại các đơn vị thực tập (các sở văn hóa, phòng văn hóa, trung tâm văn hóa, Ban quản lý di tích, danh thắng, lễ hội, bảo tàng, thư viện, rạp chiếu phim, nhà hát, khu vui chơi, trung tâm giải trí, trung tâm biểu diễn nghệ thuật, đơn vị tổ chức sự kiện, các cơ quan truyền thông, các trung tâm nghiên cứu,…)

Tên ngành, nghề: Quản lý văn hoá (Cultural Management)

Mã ngành, nghề: 6340436

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

Thời gian đào tạo: 2.5 năm (05 học kỳ)

Nội dung chương trình:

Mã MH/MĐTên môn học/mô đun 
 
 
ICác môn học chung 
MH1Giáo dục chính trị 
MH2Pháp luật 
MH3Giáo dục thể chất 
MH4Giáo dục Quốc phòng và An ninh 
MH5Tin học 
MH6Tiếng Anh 
MH7Đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng CSVN 
IICác môn học, mô đun chuyên môn 
II.1Môn học, mô đun cơ sở 
MH8Cơ sở văn hoá Việt Nam 
MH9Nghệ thuật học đại cương 
MH10Khoa học quản lý và quản lý văn hoá 
MH11Tín ngưỡng, tôn giáo và văn hóa dân gian Việt Nam 
MH12Quản lý Nhà nước về văn hoá 
MH13Văn hóa gia đình 
MH14Quản lý các thiết chế văn hoá 
MH15Xã hội học văn hoá 
MH16Văn hóa các dân tộc Việt Nam 
MH17Tâm lý học quản lý văn hoá 
II.2Môn học, mô đun chuyên môn 
MH18Marketing văn hoá nghệ thuật 
MH19Quan hệ công chúng 
MH20Lập dự toán cho các hoạt động văn hóa nghệ thuật 
MH21Gây quỹ và tìm tài trợ 
MĐ22Tổ chức và quản lý lễ hội – sự kiện 
MH23Quản lý di sản văn hoá 
MH24Tổ chức và quản lý hoạt động Nhà Văn hoá – Câu lạc bộ 
MH25Quy trình quản lý các hoạt động nghệ thuật 
MĐ26Nghệ thuật múa – chất liệu và phương pháp dàn dựng 
MĐ27Biên tập và dàn dựng chương trình nghệ thuật tổng hợp 
MĐ28Biên tập và dàn dựng chương trình tuyên truyền lưu động 
MĐ29Kỹ thuật biểu diễn 
MH30Biên kịch 
MĐ31Kỹ thuật dàn dựng 
MĐ32Thiết kế cổ động trực quan 
MĐ33Thanh nhạc 
MH34Thực tập nghề nghiệp 
II.3Môn học, mô đun bổ trợ 
MH35Soạn thảo văn bản hành chính 
MH36Truyền thông đại chúng 
MH37Biên tập tin 

Thi tốt nghiệp:

            SttMôn thiNội dung thi
1Chính trịTích hợp nội dung môn chung
2Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệpTích hợp nội dung môn học cơ sở
3Thực hành nghề nghiệpTích hợp nội dung môđun chuyên môn