QUẢN TRỊ LỮ HÀNH
[tabgroup style=”tabs”]
[tab title=”Giới thiệu chung”]
Quản trị lữ hành trình độ cao đẳng là ngành, nghề trực tiếp thực hiện, quản lý và điều phối các hoạt động du lịch lữ hành. Nhiệm vụ của nghề quản trị lữ hành bao gồm: thiết kế chương trình du lịch; tổ chức xúc tiến và bán sản phẩm du lịch; điều hành tổ chức và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình du lịch nhằm đảm bảo thực hiện tốt việc chăm sóc khách hàng để duy trì thị phần, thiết lập và duy trì tốt các mối quan hệ với đối tác; đảm bảo an toàn, an ninh cho khách hàng theo quy định; quản lý, giám sát nhân sự và đánh giá kết quả công việc một cách chặt chẽ nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao.
Để hành nghề người lao động cần được trang bị các công cụ, máy móc thiết bị như: thiết bị văn phòng, phương tiện liên lạc, tài liệu chuyên môn… Có kiến thức nghiệp vụ và ngoại ngữ; có sức khỏe, ngoại hình phù hợp; có khả năng giao tiếp ứng xử và đạo đức nghề nghiệp. Ngoài ra, nghề quản trị lữ hành đòi hỏi người lao động phải có năng lực chỉ đạo, điều hành, giám sát các công việc nêu trên và có trình độ ngoại ngữ thích ứng với từng cấp quản trị.
[/tab]
[tab title=”Chuẩn đầu ra”]
1.Kiến thức
– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
– Trình bày được những kiến thức về lịch sử, văn hóa, địa lý, tuyến điểm du lịch trong hoạt động kinh doanh lữ hành;
– Trình bày được quy trình quản trị quá trình điều hành và tổ chức thực hiện chương trình du lịch, quản trị tài chính, quản trị nguồn nhân lực, quản trị cơ sở vật chất;
– Mô tả được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành; mối quan hệ giữa các bộ phận trong công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành;
– Xác định được quy trình và nội dung làm việc tại văn phòng của cơ sở kinh doanh dịch vụ lữ hành; văn hóa doanh nghiệp.
– Trình bày được qui trình lập, lưu trữ, quản lý hồ sơ khách hàng và các nhà cung ứng dịch vụ;
– Mô tả được quy trình xây dựng chương trình du lịch; Xác định được quy trình và các phương thức tổ chức bán sản phẩm phù hợp với thị trường mục tiêu;
– Trình bày được các bước trong quá trình điều hành, thực hiện chương trình du lịch;
– Thông hiểu những quy định về thủ tục xuất nhập cảnh;
– Xác định được vai trò và tầm quan trọng của việc đào tạo nhân viên đáp ứng tiêu chuẩn nghề nghiệp;
– Mô tả được cách thức lập kế hoạch, quản lý và tổ chức các cuộc họp;
– Trình bày được quy trình và nguyên tắc quản lý các sự cố và tình huống khẩn cấp trong hoạt động kinh doanh lữ hành;
– Giải thích được vai trò của việc xây dựng và duy trì mối quan hệ với đối tác tại điểm đến, với các nhà cung cấp dịch vụ cho chương trình du lịch;
2.Kỹ năng
– Tổ chức khảo sát, điều hành và thiết kế được chương trình du lịch cơ bản, phức tạp;
– Xây dựng được chương trình du lịch phù hợp với nhu cầu của khách;
– Tổ chức quảng cáo và bán chương trình du lịch một cách hiệu quả;
– Tổ chức quản lý và điều hành thực hiện chương trình du lịch theo đúng quy trình;
– Lập, lưu trữ, quản lý hồ sơ của khách hàng và các nhà cung ứng dịch vụ;
– Tuân thủ và thực hiện theo quy trình làm việc tại văn phòng lữ hành;
– Điều hành tổ chức chăm sóc khách hàng và giải quyết phàn nàn của khách hàng hiệu quả;
– Giám sát và thiết lập và duy trì các mối quan hệ với các nhà cung ứng dịch vụ;
– Cập nhật những kiến thức, thông tin mới về các tuyến, điểm du lịch;
– Quản lý và sử dụng đúng, an toàn các loại trang thiết bị tại bộ phận lữ hành;
– Giám sát và thực hiện được thao tác nghiệp vụ thanh toán, các giao dịch với các nhà cung ứng dịch vụ và khách hàng;
– Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc sử dụng các phần mềm đặt giữ chỗ trong kinh doanh dịch vụ lữ hành;
– Soạn thảo và hoàn thiện các loại hợp đồng du lịch theo yêu cầu của khách hàng;
– Sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam, ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
– Tôn trọng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp; Yêu nghề, có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc; Chấp nhận áp lực công việc, thích nghi với môi trường làm việc thường xuyên có sự thay đổi;
– Tôn trọng khách hàng, quan tâm chăm sóc và thuyết phục được khách hàng; Hợp tác với đồng nghiệp và đối tác; Trung thực, chủ động khắc phục khó khăn trong công việc; Linh hoạt trong xử lý tình huống; Tuân thủ các quy định về pháp luật trong kinh doanh du lịch, kinh doanh lữ hành;
– Có ý thức tự học, tự bồi dưỡng, trau dồi kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; Biết làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.
4. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo tham gia công tác quản lý, giảng dạy chuyên môn các trường Đại học, Cao đẳng.
[/tab]
[tab title=”Việc làm sau tốt nghiệp”]
- Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
– Thiết kế chương trình du lịch; Marketing và truyền thông; Kinh doanh và chăm sóc khách hàng; Điều hành thiết kế chương trình du lịch;
-Điều hành tổ chức chương trình du lịch;
– Điều hành tổ chức kinh doanh lữ hành.
[/tab]
[tab title=”Chương trình đạo tạo”]
Tên nghề: Quản trị lữ hành (Travel management)
Mã nghề: 6810104
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
Thời gian đào tạo: 2.5 năm (05 học kỳ)
Nội dung chương trình:
- Nội dung chương trình:
Mã
MH/ MĐ |
Tên môn học/mô đun | Số tín chỉ | |
I | Các môn học chung | ||
MH1 | Chính trị | ||
MH2 | Pháp luật | ||
MH3 | Giáo dục thể chất | ||
MH4 | Giáo dục Quốc phòng và An ninh | ||
MH5 | Tin học | ||
MH6 | Tiếng Anh | ||
II | Các môn học, mô đun chuyên môn | ||
II.1 | Môn học, mô đun cơ sở | ||
MH7 | Cơ sở văn hóa Việt Nam | ||
MH8 | Địa lý du lịch Việt Nam | ||
MH9 | Tiến trình Lịch sử Việt Nam | ||
MH10 | Quản trị học | ||
MH11 | Tâm lý khách du lịch | ||
MH12 | Tổng quan du lịch | ||
MH13 | Luật du lịch | ||
II.2 | Môn học, mô đun chuyên môn | ||
MĐ14 | Tiếng Anh Du lịch 1 | ||
MĐ15 | Tiếng Anh Du lịch 2 | ||
MH16 | Marketing du lịch | ||
MĐ17 | Thiết kế sản phẩm và tính giá chương trình du lịch | ||
MH18 | Văn hóa doanh nghiệp | ||
MĐ19 | Nghiệp vụ điều hành du lịch | ||
MĐ20 | Tổ chức sự kiện và kỹ năng hoạt náo | ||
MH21 | Quản trị dịch vụ cung ứng trong lữ hành | ||
MH22 | Quản trị nhân sự trong du lịch | ||
MH23 | Quản trị du lịch Mice | ||
MH24 | Quản trị kinh doanh lữ hành | ||
MĐ25 | Nghiệp vụ xuất nhập cảnh và thanh toán quốc tế | ||
MĐ26 | Nghiệp vụ lễ tân ngoại giao | ||
MĐ27 | Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch | ||
MĐ28 | Tuyến điểm du lịch Việt Nam | ||
MĐ29 | Thực tập nghề nghiệp | ||
MĐ30 | Thực tế tuyến điểm du lịch | ||
MĐ30.1 | Tuyến điểm Miền Nam | ||
MĐ30.2 | Tuyến điểm Miền Trung – Tây Nguyên | ||
MH31 | Quản trị chất lượng và rủi ro trong kinh doanh lữ hành | ||
MH32 | Kinh tế du lịch | ||
II.3 | Môn học, mô đun bổ trợ | ||
MĐ33 | Kỹ năng đàm phán và thuyết trình | ||
MĐ34 | Thương mại điện tử | ||
Tổng cộng |
[/tab]
[tab title=”Học phí”]
[/tabgroup]