CHUẨN ĐẦU RA
Trình độ Cao đẳng – Ngành Thanh nhạc
- Giới thiệu chung về ngành, nghề
Thanh nhạc trình độ cao đẳng là ngành, nghề ca sĩ chuyên nghiệp, thực hiện biểu diễn các bài hát bằng giọng ca của bản thân mình với nhiều dòng nhạc, thể loại âm nhạc như: Cổ điển, dân ca, trữ tình, cách mạng, nhạc đại chúng (nhạc nhẹ) như Pop, Rock, Jazz, Ballad, Dance, Rapper, R&B…, đáp ứng được yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người học sau khi tốt nghiệp được bố trí làm việc tại các chương trình nghệ thuật trình diễn (chương trình ca múa nhạc tổng hợp, chương trình truyền hình âm nhạc); các chương trình lễ hội, festival trong nước và quốc tế; các chương trình biểu diễn phục vụ chính trị, tiếp đón khách quốc tế của địa phương, Nhà nước, các chương trình tư nhân đầu tư theo đơn đặt hàng…; ca sĩ tự do hoạt động trong các bar, phòng trà, các khách sạn du lịch cao cấp, chương trình tổ chức sự kiện giới thiệu quảng cáo sản phẩm của các doanh nghiệp; thu âm, ghi hình trong các cơ sở kinh doanh băng đĩa của Nhà nước và tư nhân…; hướng dẫn thực hành thanh nhạc, dạy âm nhạc và các hoạt động dàn dựng, trình diễn, biên tập ca nhạc tại các trường đào tạo thanh nhạc trình độ trung cấp, các trường phổ thông hoặc các trung tâm âm nhạc, nhà văn hóa tùy theo nhu cầu tuyển dụng.
- Kiến thức
– Xác định được vị trí, vai trò của ca sĩ tham gia biểu diễn trong các chương trình nghệ thuật, những ảnh hưởng, tác động của nghệ thuật đối với kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội;
– Phân tích được những kiến thức cơ bản về lịch sử âm nhạc Việt Nam và thế giới, các kiến thức cơ sở ngành âm nhạc như xướng âm, ghi âm, hòa thanh…;
– Phân tích được kiến thức có hệ thống và cơ bản về kỹ thuật thanh nhạc, hiểu biết các phương pháp hát từ cổ điển, dân ca và đương đại;
– Xác định được các kiến thức, kỹ thuật chuyên ngành để luyện tập, xây dựng tác phẩm thanh nhạc đạt yêu cầu đề ra;
– Trình bày được các kỹ thuật thể hiện tác phẩm thanh nhạc như: Aria, Romance, tổ khúc, ca khúc, hợp xướng…;
– Trình bày được các hình thức nghệ thuật liên quan đến ngành, nghề như nghệ thuật trình diễn sân khấu, nghệ thuật múa, nghệ thuật trang điểm, trang phục…;
– Phân tích được các hình thức trình diễn trên sân khấu, vị trí vai trò của ca sỹ trên sân khấu tùy theo từng thể loại âm nhạc, chương trình biểu diễn nghệ thuật cụ thể;
– Trình bày được phương pháp lựa chọn các loại trang thiết bị, công cụ âm thanh chuyên dụng, các loại nhạc cụ chủ yếu trong trình diễn và giải thích công dụng của chúng;
– Trình bày được các biện pháp đảm bảo an toàn cho dụng cụ, thiết bị và người tham gia biểu diễn;
– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
– Nhận biết và phòng tránh các rủi ro bảo mật khi sử dụng internet. Bảo vệ tài khoản cá nhân, dữ liệu nhạc số, bản quyền tác phẩm. Nhận thức về quyền riêng tư và đạo đức số trong hoạt động nghệ thuật trực tuyến.
- Kỹ năng
– Ứng dụng được các kỹ thuật cơ bản và có hệ thống của ngành, nghề; thực hiện được các phương pháp hát từ cổ điển, dân ca và đương đại;
– Biểu diễn được các tác phẩm thanh nhạc như: Romance, tổ khúc, ca khúc dân ca, ca khúc đương đại với các hình thức hát đơn ca, tốp ca, hợp xướng… bằng các kỹ thuật, kỹ năng cơ bản theo yêu cầu;
– Tự luyện thanh, vỡ bài hát, phối bè, hát đơn ca, hát nhóm…;
– Xây dựng được tác phẩm thanh nhạc với nhiều phong cách khác nhau;
– Rèn luyện khả năng diễn xuất, làm chủ sân khấu theo nội dung tác phẩm thanh nhạc;
– Thực hiện được kỹ thuật diễn xuất nội tâm và hình thể; giải phóng cơ thể khi hát và diễn;
– Sử dụng được một loại nhạc cụ để đệm hát hoặc diễn tấu những đoạn nhạc đơn giản;
– Ứng dụng được kỹ năng phân tích âm nhạc, phối bè đơn giản;
– Sử dụng thành thạo các trang thiết bị âm thanh dùng cho hát như micro, phần mềm âm nhạc;
– Chọn đúng, đầy đủ được các loại trang thiết bị, công cụ âm thanh chuyên dụng, các loại nhạc cụ chủ yếu trong trình diễn;
– Tổ chức, sắp xếp được các biện pháp đảm bảo an toàn cho dụng cụ, thiết bị và người tham gia biểu diễn;
– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
– Sử dụng máy tính, điện thoại thông minh, khai thác internet để tìm kiếm thông tin, tài liệu học tập, sheet nhạc, video hướng dẫn và các thiết bị số khác phục vụ học tập và biểu diễn;
– Sử dụng phần mềm soạn nhạc (Sibelius, Finale, MuseScore) để biên tập bản nhạc. Ứng dụng phần mềm chỉnh sửa âm thanh (Audacity, Adobe Audition, FL Studio, Cubase, Logic Pro) để thu âm, xử lý giọng hát, phối khí, sáng tác;
– Tham gia các lớp học online qua Zoom, Microsoft Teams, Google Meet. Sử dụng các nền tảng học tập trực tuyến để thảo luận, chia sẻ tài liệu, bài giảng;
– Xây dựng thương hiệu cá nhân trên mạng xã hội (YouTube, TikTok, Facebook) để quảng bá sản phẩm âm nhạc thông qua các ứng dụng công nghệ trong dàn dựng, chỉnh sửa video biểu diễn (Adobe Premiere, CapCut, DaVinci Resolve).
- Mức độ tự chủ và trách nhiệm
– Có ý thức tự học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức kỷ luật, trách nhiệm và phương pháp làm việc khoa học;
– Hoạt động độc lập, tiếp thu và học hỏi có chọn lọc, sáng tạo trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật;
– Làm việc độc lập và làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
– Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm làm việc;
– Đánh giá chất lượng công việc và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;
– Giao tiếp lịch sự, văn minh thanh lịch với công chúng khán giả, đồng nghiệp và nhà tuyển dụng lao động.
- Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
– Ca sĩ: Biểu diễn âm nhạc cá nhân hoặc trong các nhóm nhạc, ban nhạc;
– Hướng dẫn thực hành thanh nhạc;
– Nhà sáng tác, sản xuất âm nhạc: Có thể sáng tác các ca khúc phổ thông, sản xuất âm nhạc – hòa âm phối khí;
– Dàn dựng các chương trình Nghệ thuật tổng hợp cho các đơn vị có nhu cầu.
- Khả năng học tập, nâng cao trình độ
Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Ngành, nghề: Thanh nhạc (Vocal training)
Mã ngành, nghề: 6210225
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
Thời gian khóa học: 03 năm (06 học kỳ)
- Giới thiệu chương trình/mô tả ngành, nghề đào tạo
Thanh nhạc trình độ cao đẳng là ngành, nghề ca sĩ chuyên nghiệp, thực hiện biểu diễn các bài hát bằng giọng ca của bản thân mình với nhiều dòng nhạc, thể loại âm nhạc như: Cổ điển, dân ca, trữ tình, cách mạng, nhạc đại chúng (nhạc nhẹ) như Pop, Rock, Jazz, Ballad, Dance, Rapper, R&B…, đáp ứng được yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người học sau khi tốt nghiệp được bố trí làm việc tại các chương trình nghệ thuật trình diễn; các chương trình lễ hội, festival trong nước và quốc tế; các chương trình biểu diễn phục vụ chính trị, tiếp đón khách quốc tế của địa phương, Nhà nước, các chương trình tư nhân đầu tư theo đơn đặt hàng…; ca sĩ tự do hoạt động trong các bar, phòng trà, các khách sạn du lịch cao cấp, chương trình tổ chức sự kiện giới thiệu quảng cáo sản phẩm của các doanh nghiệp; thu âm, ghi hình trong các cơ sở kinh doanh băng đĩa của Nhà nước và tư nhân…; hướng dẫn thực hành thanh nhạc, dạy âm nhạc và các hoạt động dàn dựng, trình diễn, biên tập ca nhạc tại các trường đào tạo thanh nhạc trình độ trung cấp, các trường phổ thông hoặc các trung tâm âm nhạc, nhà văn hóa tùy theo nhu cầu tuyển dụng
- Mục tiêu đào tạo
2.1. Mục tiêu chung:
Chương trình đào tạo ngành Thanh nhạc trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về âm nhạc, kỹ thuật biểu diễn thanh nhạc. Sau khi tốt nghiệp người học có khả năng đảm nhận biểu diễn chính tại các chương trình nghệ thuật trình diễn; ca sĩ tự do; thu âm, ghi hình trong các cơ sở kinh doanh băng đĩa của Nhà nước và tư nhân…; hướng dẫn thực hành thanh nhạc, dạy âm nhạc và các hoạt động dàn dựng, trình diễn, biên tập ca nhạc tại các trường học hoặc các trung tâm âm nhạc, nhà văn hóa tùy theo nhu cầu tuyển dụng và có khả năng học tiếp lên trình độ cao hơn.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
2.2.1. Kiến thức:
– Biết được các kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất trong học tập, rèn luyện, lao động và các hoạt động khác;
– Biết được các kiến thức về công nghệ thông tin cơ bản;
– Biết được các kiến thức về ngoại ngữ cơ bản.
– Phân tích được những kiến thức cơ bản về lịch sử âm nhạc Việt Nam và thế giới, các kiến thức cơ sở ngành âm nhạc như xướng âm, ghi âm, hòa thanh…;
– Phân tích được kiến thức có hệ thống và cơ bản về kỹ thuật thanh nhạc, hiểu biết các phương pháp hát từ cổ điển, dân ca và đương đại;
– Xác định được các kiến thức, kỹ thuật chuyên ngành để luyện tập, xây dựng tác phẩm thanh nhạc đạt yêu cầu đề ra;
– Trình bày được các kỹ thuật thể hiện tác phẩm thanh nhạc như: Aria, Romance, tổ khúc, ca khúc, hợp xướng…;
– Trình bày được các hình thức nghệ thuật liên quan đến ngành, nghề như nghệ thuật trình diễn sân khấu, nghệ thuật múa, nghệ thuật trang điểm, trang phục…;
– Phân tích được các hình thức trình diễn trên sân khấu, vị trí vai trò của ca sỹ trên sân khấu tùy theo từng thể loại âm nhạc, chương trình biểu diễn nghệ thuật cụ thể;
– Trình bày được phương pháp lựa chọn các loại trang thiết bị, công cụ âm thanh chuyên dụng, các loại nhạc cụ chủ yếu trong trình diễn và giải thích công dụng của chúng;
– Trình bày được các biện pháp đảm bảo an toàn cho dụng cụ, thiết bị và người tham gia biểu diễn;
– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
– Phân tích được các hình thức trình diễn trên sân khấu, vị trí vai trò của ca sỹ trên sân khấu tùy theo từng thể loại âm nhạc, chương trình biểu diễn nghệ thuật cụ thể;
– Phân tích được kiến thức có hệ thống và cơ bản về kỹ thuật thanh nhạc, hiểu biết các phương pháp hát từ cổ điển, dân ca và đương đại;
– Xác định được các kiến thức, kỹ thuật chuyên ngành để luyện tập, xây dựng tác phẩm thanh nhạc đạt yêu cầu đề ra;
– Trình bày được các kỹ thuật thể hiện tác phẩm thanh nhạc như: Aria, Romance, tổ khúc, ca khúc, hợp xướng…;
– Trình bày được phương pháp lựa chọn các loại trang thiết bị, công cụ âm thanh chuyên dụng, các loại nhạc cụ chủ yếu trong trình diễn và giải thích công dụng của chúng;
– Xác định được vị trí, vai trò của ca sỹ tham gia biểu diễn trong các chương trình nghệ thuật, những ảnh hưởng, tác động của nghệ thuật đối với kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội..
2.2.2. Kỹ năng:
– Khảo sát thị trường; phân tích, đánh giá nhu cầu, khả năng đáp ứng dịch vụ, xác định nguồn tài chính… để xây dựng kế hoạch tổ chức bán sản phẩm dịch vụ du lịch và lữ hành;
– Ứng dụng được các kỹ thuật cơ bản và có hệ thống của ngành, nghề; thực hiện được các phương pháp hát từ cổ điển, dân ca và đương đại;
– Biểu diễn được các tác phẩm thanh nhạc như: Romance, tổ khúc, ca khúc dân ca, ca khúc đương đại với các hình thức hát đơn ca, tốp ca, hợp xướng… bằng các kỹ thuật, kỹ năng cơ bản theo yêu cầu;
– Tự luyện thanh, vỡ bài hát, phối bè, hát đơn ca, hát nhóm…;
– Xây dựng được tác phẩm thanh nhạc với nhiều phong cách khác nhau;
– Rèn luyện khả năng diễn xuất, làm chủ sân khấu theo nội dung tác phẩm thanh nhạc;
– Thực hiện được kỹ thuật diễn xuất nội tâm và hình thể; giải phóng cơ thể khi hát và diễn;
– Sử dụng được một loại nhạc cụ để đệm hát hoặc diễn tấu những đoạn nhạc đơn giản;
– Ứng dụng được kỹ năng phân tích âm nhạc, phối bè đơn giản;
– Sử dụng thành thạo các trang thiết bị âm thanh dùng cho hát như micro, phần mềm âm nhạc;
– Chọn đúng, đầy đủ được các loại trang thiết bị, công cụ âm thanh chuyên dụng, các loại nhạc cụ chủ yếu trong trình diễn;
– Tổ chức, sắp xếp được các biện pháp đảm bảo an toàn cho dụng cụ, thiết bị và người tham gia biểu diễn;
– Thực hiện được việc giao tiếp, đàm phán trong tìm kiếm việc làm và hòa nhập được vào các môi trường làm việc khác nhau.
– Kỹ năng thuyết trình, diễn giải trước đám đông;
– Kỹ năng giải quyết các xung đột tình huống xảy ra trong quá trình biểu diễn và dàn dựng chương trình
– Kỹ năng năng suy luận, ham tìm hiểu và tự học tập nâng cao trình độ;
– Kỹ năng làm việc theo nhóm;
– Kỹ năng làm việc độc lập, linh hoạt và thích ứng với những thay đổi;
– Kỹ năng tự học, nâng cao trình độ sau khi ra trường;
– Hòa nhập được vào các môi trường làm việc khác nhau;
– Chọn đúng, đầy đủ được các loại trang thiết bị, công cụ âm thanh chuyên dụng, các loại nhạc cụ chủ yếu trong trình diễn;
– Tổ chức, sắp xếp được các biện pháp đảm bảo an toàn cho dụng cụ, thiết bị và người tham gia biểu diễn;
– Giao tiếp hiệu quả; giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, làm việc nhóm và quản lý thời gian hiệu quả; thích nghi với môi trường làm việc trong tương lai.
– Sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp đạt trình độ tương đương A2 (khung năng lực 6 bậc Châu Âu) trở lên; sử dụng được tiếng Anh vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
– Sử dụng Công nghệ thông tin cơ bản (theo quy định Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông).
– Đạt Giấy chứng nhận kỹ năng mềm.
2.2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
– Có ý thức tự học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức kỷ luật, trách nhiệm và phương pháp làm việc khoa học;
– Hoạt động độc lập, tiếp thu và học hỏi có chọn lọc, sáng tạo trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật;
– Làm việc độc lập và làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
– Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm làm việc;
– Đánh giá chất lượng công việc và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;
– Giao tiếp lịch sự, văn minh thanh lịch với công chúng khán giả, đồng nghiệp và nhà tuyển dụng lao động.
- Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
– Ca sĩ: Biểu diễn âm nhạc cá nhân hoặc trong các nhóm nhạc, ban nhạc;
– Hướng dẫn thực hành thanh nhạc;
– Nhà sáng tác, sản xuất âm nhạc: Có thể sáng tác các ca khúc phổ thông, sản xuất âm nhạc – hòa âm phối khí;
– Dàn dựng các chương trình Nghệ thuật tổng hợp cho các đơn vị có nhu cầu.
- Khối lượng kiến thức và thời gian học tập
– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 2835/109 (giờ/tín chỉ)
– Số lượng môn học, mô đun: 31
– Khối lượng học tập các môn học chung: 435/19 (giờ/tín chỉ)
– Khối lượng học tập các môn học, mô đun chuyên môn: 2400/90 (giờ/tín chỉ)
– Khối lượng lý thuyết: 859 giờ; thực hành, thực tập: 1976 giờ
- Tổng hợp các năng lực của ngành, nghề
TT |
Mã năng lực |
Tên năng lực |
I |
Năng lực cơ bản (năng lực chung) |
|
1 |
NLCB-01 |
Rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Pháp Luật của Nhà nước |
2 |
NLCB-02 |
Có ý thức tự giác và hình thành thói quen tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để góp phần bảo đảm sức khỏe trong học tập, lao động và trong các hoạt động khác. |
3 |
NLCB-03 |
Vận dụng kiến thức Giáo dục quốc phòng và an ninh trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các hoạt động xã hội góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. |
4 |
NLCB-04 |
Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề; ứng dụng được ngoại ngữ trong việc hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân. |
5 |
NLCB-05 |
Ứng dụng công nghệ thông tin trong đời sống, học tập và làm việc |
II |
Năng lực cốt lõi (năng lực chuyên môn) | |
6 |
NLCL-01 |
Chuẩn bị tốt các yêu cầu cần thiết cho tiết mục trình diễn |
7 |
NLCL-02 |
Xử lý các tình huống trong công việc |
8 |
NLCL-03 |
Dàn dựng chương trình nghệ thuật |
9 |
NLCL-04 |
Chơi trong Band nhạc |
10 |
NLCL-05 |
Hát và biểu diễn các chương trình nghệ thuật |
11 |
NLCL-06 |
Hát đơn (hát chính) |
12 |
NLCL-07 |
Hát song, tam và hát nhóm |
13 |
NLCL-08 |
Hát bè |
14 |
NLCL-09 |
Phối hợp tốt trong dàn hợp xướng |
III |
Năng lực nâng cao | |
15 |
NLNC-01 |
Ngoại giao và xử lý các vấn đề có liên quan về tài chính |
16 |
NLNC-02 |
Phát triển mối quan hệ với đồng nghiệp và công chúng |
17 |
NLNC-03 |
Khai thác và nâng cao các hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc |
18 |
NLNC-04 |
Tổ chức và xây dựng các nhóm chuyên biểu diễn nghệ thuật |
19 |
NLNC-05 |
Giảng dạy ở các trung tâm âm nhạc |
20 |
NLNC-06 |
Biểu diễn ở các phòng trà, tụ điểm ca nhạc… |
21 |
NLNC-07 |
Học nâng cao trình độ chuyên môn |
- Nội dung chương trình
Mã MH, MĐ |
Tên môn học, mô đun |
I |
Các môn học chung |
MH1 |
Giáo dục chính trị |
MH2 |
Pháp luật |
MH3 |
Giáo dục thể chất |
MH4 |
Giáo dục quốc phòng và an ninh |
MH5 |
Tin học |
MH6 |
Tiếng anh |
II |
Các môn học, mô đun chuyên môn |
II.1 |
Môn học, mô đun cơ sở |
MH7 |
Lý thuyết âm nhạc |
MH8 |
Lịch sử âm nhạc |
MH9 |
Hòa âm |
MĐ10 |
Phân tích tác phẩm |
MH11 |
Tin học chuyên ngành |
II.2 |
Môn học, mô đun chuyên môn |
MĐ12 |
Thanh nhạc 1 |
MĐ13 |
Thanh nhạc 2 |
MĐ14 |
Thanh nhạc 3 |
MĐ15 |
Thanh nhạc 4 |
MĐ16 |
Thanh nhạc 5 |
MĐ17 |
Thanh nhạc 6 |
MĐ18 |
Ký xướng âm 1 (giọng Đô trưởng, La thứ) |
MĐ19 |
Ký xướng âm 2 (giọng Son trưởng, Mi thứ, Pha trưởng, Rê thứ) |
MĐ20 |
Ký xướng âm 3 (giọng Rê trưởng, Si thứ, Si giáng trưởng, Son thứ) |
MĐ21 |
Ký xướng âm 4 (La trưởng, Pha thăng thứ, Mi giáng trưởng, Đô thứ) |
MĐ22 |
Ký xướng âm 5 (Mi trưởng, Đô thăng thứ, La giáng trưởng, Pha thứ) |
MĐ23 |
Nhạc cụ phổ thông |
MĐ23.1 |
Nhạc cụ phổ thông 1 |
MĐ23.2 |
Nhạc cụ phổ thông 2 |
MĐ24 |
Hợp xướng |
MĐ25 |
Hát dân ca |
MĐ27 |
Thực tập nghề nghiệp |
MĐ26 |
Hướng dẫn bài thi thực hành nghề nghiệp |
II.3 |
Môn học, mô đun nâng cao |
MĐ28 |
Vũ đạo |
MĐ29 |
Kỹ thuật biểu diễn |
MĐ30 |
Hát với ban nhạc |
MĐ31 |
Hóa trang |
- Hướng dẫn sử dụng chương trình:
7.1. Các môn học chung bắt buộc thực hiện theo Quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
– Khối lượng học tập đối với các môn học chung theo quy định được quy đổi thành tín chỉ tại Phụ lục 05 của Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH ngày 19 tháng 2 năm 2024 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định quy trình xây dựng thẩm định và ban hành chương trình đào tạo; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng;
– Môn Giáo dục Chính trị thực hiện theo Thông tư số 24/2018/TT-BLĐTBXH ngày 06 tháng 12 năm 2018 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Ban hành Chương trình môn học Giáo dục Chính trị thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng;
– Môn Pháp luật thực hiện theo Thông tư số 13/2018/TT-BLĐTBXH ngày 06 tháng 12 năm 2018 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Ban hành Chương trình môn học Pháp luật thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng;
– Môn Giáo dục thể chất thực hiện theo Thông tư số 12/2018/TT-BLĐTBXH ngày 06 tháng 12 năm 2018 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Ban hành Chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng;
– Môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh thực hiện theo Thông tư số 10/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Ban hành Chương trình môn học Giáo dục Quốc phòng và An ninh thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng;
– Môn Tin học thực hiện theo Thông tư số 11/2018/TT-BLĐTBXH ngày 06 tháng 12 năm 2018 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Ban hành Chương trình môn học Tin học thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng;
– Môn Tiếng Anh thực hiện theo Thông tư số 03/2019/TT-BLĐTBXH ngày 17 tháng 01 năm 2019 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Ban hành Chương trình môn học Tiếng Anh thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
7.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:
Stt |
Nội dung |
Thời gian |
1 |
Thể dục, thể thao:
– Tham gia hội thao do Đoàn thanh niên của trường tổ chức |
Vào các ngày lễ, kỷ niệm trong năm |
– Tham gia hội thao tại địa phương | Do địa phương phát động | |
2 |
Văn hóa, văn nghệ:
– Tham gia biểu diễn chương trình văn nghệ tại trường và giao lưu với các đơn vị bạn. |
Vào các ngày lễ khai giảng, lễ tốt nghiệp và các ngày lễ kỷ niệm trong năm |
– Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên tổ chức hội thi văn nghệ | Vào các ngày lễ, kỷ niệm trong năm | |
3 |
Hoạt động thư viện:
Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu |
Tất cả các ngày làm việc trong tuần |
4 |
Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể | Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt |
5 |
Tham quan, dã ngoại:
– Tham gia hội trại nhân ngày giỗ tổ Hùng Vương – Tham gia Mùa hè xanh, các công tác tình nguyện, hiến máu nhân đạo… |
Theo kế hoạch đào tạo năm học |
7.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun:
Phương pháp, Thời gian tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun được xác định và có hướng dẫn cụ thể theo từng môn học, mô đun trong chương trình môn học, chương trình mô đun.
- Thực hiện theo Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17 – Chương I Thông tư số 04/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30/3/2022 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ;
- Thực hiện theo Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 23 – Quyết định số 203/QĐ-CĐVHNT ngày 24/10/2022 của Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Ban hành Quy định tổ chức đào tạo trình độ cao đẳng theo niên chế.
7.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp:
– Đối với đào tạo theo niên chế:
+ Người học phải học hết chương trình đào tạo theo từng ngành, nghề và có đủ điều kiện thì sẽ được dự thi tốt nghiệp.
+ Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm: Môn thi lý thuyết chuyên môn và môn thi Thực hành.
+ Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp, kết quả bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng và công nhận danh hiệu cử nhân thực hành (đối với trình độ cao đẳng) theo quy định của trường.
7.5. Các chú ý khác:
Ngoài những môn học, mô đun trong chương trình đào tạo, người học cần phải tham gia học và hoàn thành khoá bồi dưỡng Kỹ năng mềm (3 tín chỉ, 45 giờ); bồi dưỡng chuyên đề về Đường lối văn nghệ của Đảng cộng sản Việt Nam (2 tín chỉ, 30 giờ) do Trường tổ chức nhằm đảm bảo chuẩn đầu ra theo quy định./.